.:Diễn đàn Trường THPT Ngô Quyền - BRVT:.
Chào mừng các bạn đến với .:Diễn đàn Trường THPT Ngô Quyền - BRVT:.
Mời các bạn đăng ký để cùng nhau chia sẻ...
Cảm ơn!!!
.:Diễn đàn Trường THPT Ngô Quyền - BRVT:.
Chào mừng các bạn đến với .:Diễn đàn Trường THPT Ngô Quyền - BRVT:.
Mời các bạn đăng ký để cùng nhau chia sẻ...
Cảm ơn!!!
.:Diễn đàn Trường THPT Ngô Quyền - BRVT:.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.:Diễn đàn Trường THPT Ngô Quyền - BRVT:.

..:Học - Học Nữa - Học Mãi - Đuổi Nghỉ:..
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cảm động với câu chuyện "Thẩm phán gắn tình bạn"

Go down 
Tác giảThông điệp
loptruonga5




Tổng số bài gửi : 64
Join date : 12/09/2011

Cảm động với câu chuyện "Thẩm phán gắn tình bạn" Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảm động với câu chuyện "Thẩm phán gắn tình bạn"   Cảm động với câu chuyện "Thẩm phán gắn tình bạn" I_icon_minitimeSat Sep 24, 2011 7:38 pm

Nhờ người thẩm phán làm cầu nối, tình bạn thân thiết hơn cả ruột thịt giữa hai cô gái trẻ được hàn gắn sau khi tưởng đã tan vỡ mãi mãi khi một người ghen tuông mù quáng và ra tay đầu độc bạn...
Kéo hộc tủ lấy ra một bức thư của nạn nhân trong một vụ án mà ông từng ngồi xử, vị thẩm phán kể lại cho tôi nghe một câu chuyện buồn nhưng kết thúc rất có hậu.

1. Bị cáo L. và nạn nhân T. là hai người bạn thân từ thuở ấu thơ, cùng sinh ra ở một làng quê nghèo ở Nghệ An. 14 tuổi, L. theo cha vào TP.HCM sinh sống nhưng cả hai vẫn liên lạc thư từ, kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn. 18 tuổi, L. vui mừng đón T. vào TP đi học. Lúc này dù đang ở cùng gia đình nhưng sợ bạn bỡ ngỡ, L. đã xin ra ở cùng bạn. Họ càng ngày càng thân thiết như chị em một nhà.

Ấy vậy mà tội ác đã xảy ra, cũng chỉ bởi lòng ghen tuông mù quáng. Cuối năm 2007, nghi ngờ chồng sắp cưới có quan hệ với bạn dù không có chứng cứ gì, L. đã nảy sinh ý định đánh ghen và bắt đầu lên mạng tìm hiểu cách thức. Sau gần một tháng, L. quyết định… mua thuốc độc, chờ cơ hội sẽ hạ sát bạn.

Một lần trở về phòng trọ trong tình trạng say khướt, thấy T. đang ngồi học, L. đã lấy thuốc độc mua từ trước bỏ vào nước cho bạn uống. Nhưng sau đó, nhìn thấy cảnh T. đau đớn, quằn quại, sùi bọt mép…, L. hối hận, lập tức đưa nạn nhân đi cấp cứu rồi ra cơ quan công an đầu thú.

Một phút nông nổi, ghen tuông mù quáng, L. đã giết chết tình bạn gần 20 năm gắn bó. Không chỉ có thế, L. còn bị xử phạt 17 năm tù về tội giết người.



2. Với vị thẩm phán từng ngồi ghế chủ tọa phiên tòa xét xử L., vụ án này sẽ chẳng có gì đáng lưu tâm lắm nếu như không có ngày ông tình cờ gặp lại L. trong trại giam.

Suốt buổi trò chuyện hôm ấy, L. không một lần nhắc tới việc mong ngóng được ra khỏi tù làm lại cuộc đời mà cô chỉ mong T. tha thứ cho mình. L. đã đưa cho ông xem hơn 20 bức thư cô viết cho bạn trong suốt thời gian ngồi tù và gần 100 tấm ảnh mà cả hai đã chụp chung. Chúng chỉ kể lại những kỷ niệm mà họ đã từng trải qua. Thuở bé, họ đã từng bỏ nhà lang thang đi tìm mẹ cho L. (người mẹ bỏ đi từ khi L. còn đỏ hỏn, mọi người trong làng nói mẹ L. ở ngay làng kế bên nên cả hai đã khăn gói đi tìm). Ngày L. theo cha vào TP sinh sống, cả hai đã khóc ròng vì phải xa nhau. Ngày gặp lại, họ vui mừng thuê nhà sống cùng. Tưởng rằng tình bạn của cả hai sẽ ngày càng bền chặt, nào ngờ…

Lúc chia tay, L. đã nhờ vị thẩm phán gửi tới địa chỉ của T. một bức thư cùng cuốn album ảnh của hai người.

Vị thẩm phán nhớ lại ngày diễn ra phiên tòa, từ đầu đến cuối L. không một lời xin giảm án mà chỉ cầu xin T. tha thứ, dù T. có lẽ còn quá sốc trước hành vi của người bạn thân nên khăng khăng không chấp nhận.

Cảm thông với L. và trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng mà cô từng có, quay về vị thẩm phán đã lập tức ngồi viết ngay một lá thư cho T. Lá thư ấy không hề khuyên T. hãy tha thứ cho L. mà chỉ kể lại toàn bộ cuộc nói chuyện của ông với L. trong lần gặp nhau ở trại giam. Cuối thư, ông viết thêm một câu: “Đừng để quá khứ sai lầm biến thành mũi tên bắn vào đích của tương lai. Hãy giữ lại những kỷ niệm đẹp, đáng gìn giữ và trân trọng”. Sau đó ông nhờ thư ký của mình đem thư tới giao tận tay T.

3. Đúng như hy vọng của ông, chỉ hai ngày sau, T. đã tới xin được gặp ông. Ngay tại phòng làm việc của ông, cô đã khóc và lôi trong túi xách ra một con ốc nhỏ bên trên có khắc chữ T. và L. cùng dòng chữ “mãi mãi là bạn tốt”. Đưa cho vị thẩm phán, cô tâm sự: “Tôi và L. từng thân thiết như chị em một nhà. L. rất tốt với tôi, từ tiền bạc tới công việc L. đều giúp tôi rất nhiều. Tôi tin tưởng L. như tin chính bản thân mình. Nhưng cũng vì thế mà tôi càng không thể tha thứ cho L.”.

Chính bởi vì quá thân thiết nên cô đã rất sốc và không thể tin rằng bạn có thể ra tay hạ sát mình như vậy. Suốt thời gian sau khi vụ án xảy ra, cô thường xuyên viết nhật ký chỉ để tìm một câu trả lời: “Tại sao L. lại hành động như vậy?”. Cô mất niềm tin vào L. Mọi lời xin lỗi của L. trước tòa, cô đều xem như bịa đặt. Nhưng từ khi nhận được bức thư của vị chủ tọa gửi kèm theo cuốn album, cô đã bật khóc và quyết định tìm tới ông.

Ông khuyên cô nên trực tiếp vào thăm L. Rồi vắng đi gần một tháng, ông nhận được một lá thư của T. Lá thư viết: “Tôi tin L. là bạn tốt của tôi. Quá khứ chỉ là quá khứ, cảm ơn thẩm phán đã dạy tôi điều đó. Suýt chút nữa chúng tôi đã đánh mất một tình bạn đẹp”…

Dõi mắt đọc tiếp những dòng tâm sự trong bức thư của cô gái, bất chợt vị thẩm phán ngẩng mặt nhoẻn miệng cười tươi tắn: “Mark Twain nói sự tha thứ là mùi hương mà vi-ô-lét để lại trên gót chân đã dẫm nát nó. Thế đó, có những giá trị đẹp mãi mãi cần giữ gìn. Tôi nghĩ mình đã làm được một việc tốt là giúp họ không nhìn vào sai trái của quá khứ để xé nát một tình bạn đẹp”.
Về Đầu Trang Go down
 
Cảm động với câu chuyện "Thẩm phán gắn tình bạn"
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» tư liệu tham khảo cho mấy bạn chuyên văn nè
» Thất tình? Chuyện nhỏ!
» chuyen de tinh ban
» chuyen tinh ban cam dong
» Chuyện tình chàng cuội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
.:Diễn đàn Trường THPT Ngô Quyền - BRVT:. :: Your first category :: Cuộc sống :: Nghệ Thuật Sống-
Chuyển đến